4 lưu ý về ung thư môi

Các triệu chứng của ung thư môi

Xuất hiện các vết loét khó lành là triệu chứng thường thấy.Thông thường, những vết loét trên môi thường có dạng cục, mảng trắng ở quanh môi hoặc những vị trí gần môi xung quanh miệng. Nó có thể cảnh báo bệnh ung thư nếu kéo dài trên 2 tuần không khỏi dù đã sử dụng thuốc và các biện pháp điều trị khác, dễ gây cảm giác đau đớn và khiến người bệnh khó khăn khi nhai, nuốt.

Người ung thư môi cũng có thể thấy xuất hiện khối u. Những khối u này không chỉ xuất hiện trên môi mà còn có thể hình thành ở bất kỳ vị trí nào trong khoang miệng, cổ họng. Vì vậy, nếu sờ thấy hoặc cảm nhận hay nhìn thấy khối u ở môi hay khoang miệng, bạn nên sớm đi bệnh viện kiểm tra sinh thiết để phát hiện sớm bệnh ung thư môi.

Thay đổi màu sắc da trên môikhi các tế bào ung thư môi phát triển thì vùng da môi có thể chuyển sang màu nhợt hơn hoặc đen sạm lại. Da môi có thể chuyển sang dạng thô dày hoặc xơ cứng, thậm chí có triệu chứng chảy máu ở vết loét hoặc tại vết loét không lành trên môi.

Có cảm giác tê đau, ngứa hoặc những cảm giác bất thường trên môi không rõ lý do cũng có thể là nguyên nhân cảnh báo bệnh ung thư môi.

Triệu chứng của bệnh ung thư môi không chỉ xuất hiện ở môi mà còn có thể bắt gặp ở những vị trí khác nhau trên cơ thể như sưng hàm, sưng hạch, sụt cân không rõ nguyên nhân. Khi bị ung thư môi, người bệnh thường thấy các vết loét lâu lành, khối u, cảm giác đau ngứa, khó chịu. (Ảnh minh họa)

Khi bị ung thư môi, người bệnh thường thấy các vết loét lâu lành, khối u, cảm giác đau ngứa, khó chịu. (Ảnh minh họa)

Chẩn đoán ung thư môi

Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng tại môi và các phần khác của miệng để phát hiện những tổn thương bất thường. Bác sỹ cũng sẽ hỏi bạn về: Tiền sử bệnh, tiền sử hút thuốc và uống rượu, quá trình điều trị trước kia, tiền sử bệnh của gia đình, các loại thuốc bạn đang sử dụng.

Nếu nghi ngờ ung thư môi, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện thủ thuật sinh thiết để xác nhận chẩn đoán. Trong trường hợp xác nhận là ung thư môi, bạn sẽ cần thực hiện một loạt các xét nghiệm khác để xác định giai đoạn tiến triển của bệnh, xem bệnh đã di căn đến các cơ quan khác hay chưa.

Các xét nghiệm có thể thực hiện là: chụp cắt lớp CT, chụp phổ cộng hưởng từ MRI, chụp cắt lớp bằng positron (PET), chụp X-quang ngực, đo công thức máu hoặc nội soi.

Phương pháp điều trị ung thư môi

Phẫu thuật, xạ trị, hóa trị là một vài phương pháp điều trị được áp dụng đối với ung thư môi. Một số lựa chọn khác bao gồm miễn dịch trị liệu và trị liệu gen.

Cũng như các bệnh ung thư khác, điều trị ung thư môi phụ thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh (bao gồm cả kích thước khối u) và sức khỏe của người bệnh.

Nếu khối u nhỏ thì có thể phẫu thuật để loại bỏ. Nếu khối u lớn hay ở giai đoạn muộn, xạ trị và hóa trị có thể được sử dụng để làm thu nhỏ khối u trước khi phẫu thuật để giảm tái phát.

Phòng bệnh ung thư môi

Ung thư môi có thể phòng tránh được bằng cách tránh hút các loại thuốc lá, hạn chế tiêu thụ quá nhiều rượu, hạn chế tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời, đặc biệt không nên sử dụng giường tắm nắng.

Theo Viện nghiên cứu răng hàm mặt quốc gia (National Institute of Dental and Craniofacial Research), hầu hết các trường hợp bị mắc ung thư môi đều có liên quan đến nghiện rượu và nghiện thuốc lá nặng. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng là một yếu tố nguy cơ hàng đầu, đặc biệt với những người thường xuyên phải làm việc ngoài trời. Vì vậy, bỏ thuốc lá trước khi điều trị có thể giúp cải thiện kết quả.

Nha Trang*(Theo Healthline)*