Vì sao uống rượu làm tăng nguy cơ ung thư

TheoCancer Research UK(tổ chức chuyên nghiên cứu về ung thư tại Anh), rượu gây ra 11.900 trường hợp ung thư mỗi năm, chủ yếu là ung thư miệng, vòm họng, thực quản, thanh quản, ruột, gan... Việc không sử dụng thức uống giúp giảm nguy cơ mắc bệnh, tránh tai nạn khi tham gia giao thông, giảm huyết áp cao... Tác hại của rượu bia không phụ thuộc vào loại đồ uống mà do lượng uống, cách thức, tần suất uống.

TrangDrinkawarecho rằng, người hút thuốc, uống rượu làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vòm họng, miệng... hơn người không sử dụng. Các nhà khoa học giải thích:

  • Rượu nguyên chất (ethanol) khi vào cơ thể chuyển hóa thành acetaldehyd có khả năng làm hỏng DNA (nguyên liệu di truyền ở người và hầu hết tất cả cơ thể sống). Các nhà khoa học phòng thí nghiệm sinh học phân tử Cambridge thử nghiệm trên chuột, Acetaldehyd có thể phá vỡ và làm hỏng DNA trong các tế bào máu gốc. Điều này dẫn đến các nhiễm sắc thể sắp xếp lại, làm thay đổi vĩnh viễn các chuỗi DNA trong tế bào. Khi tế bào gốc khỏe mạnh bị lỗi, nó có thể dẫn đến ung thư.
  • Ethanol cũng có thể gây tổn thương mô trực tiếp bằng cách hoạt động như một dung môi cho chất gây ung thư.
  • Tăng mức độ hormone như estrogen, có liên quan đến ung thư vú.
  • Rượu gây xơ gan, tổn thương tế bào gan, từ đó dẫn tới ung thư.
  • Rượu tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các hoạt chất gây ung thư thấm vào cơ thể như việc sử dụng thuốc lá. ống quá nhiều rượu bia gây tai nạn tử vong, ảnh hưởng đến tính mạng và là tác nhân của hơn 200 loại bệnh, 7 dạng ung thư.

Uống quá nhiều rượu bia gây tai nạn tử vong, ảnh hưởng đến tính mạng và là tác nhân của hơn 200 loại bệnh, 7 dạng ung thư. Ảnh:Fertility.womenandinfants

  • Những người uống rượu lâu ngày có mức folate (một loại vitamin quan trọng giúp các tế bào sản xuất DNA mới một cách chính xác) thấp hơn. Một số nghiên cứu phát hiện rằng, người có lượng folate thấp có nguy cơ mắc ung thư cao hơn.

Bên cạnh đó, cơ quan chịu tác động nhiều nhất bởi rượu là hệ thần kinh trung ương, khoảng 75% số cồn ở trong máu đến não. Các tế bào thần kinh nhạy cảm trước chất độc. Cồn cũng là loại gây những rối loạn trầm trọng đến hoạt động của vỏ não, làm cho vỏ não không còn kiểm soát, điều chỉnh hoạt động của trung tâm dưới vỏ.

Tại Việt Nam, mức tiêu thụ rượu, bia cao so với các quốc gia khác trong khu vực. Ước tính, trung bình mỗi người Việt trên 15 tuổi tiêu thụ 8,3 lít cồn nguyên chất trong một năm, nhiều hơn người Trung Quốc và gấp 4 lần người Singapore. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng, rượu là nguyên nhân trực tiếp gây hơn 30 loại bệnh không lây nhiễm và gần 200 loại bệnh tật khác, đứng thứ ba trong số các nguyên nhân dẫn đến tử vong sớm, tàn tật trên thế giới. Uống rượu làm tăng nguy cơ ung thư.

Uống rượu làm tăng nguy cơ ung thư. Ảnh:Cambridgeindependent

Bác sĩ khuyến nghị người dân không nên uống quá 2 đơn vị cồn mỗi ngày với nam, một đơn vị cồn mỗi ngày với nữ, không uống quá 5 ngày một tuần.

Theo các chuyên gia y tế, cắt giảm rượu, kết hợp ăn uống khoa học, tập thể dục đúng là chìa khóa để giữ sức khỏe. Những người có thói thói tập thể dục 30 phút mỗi ngày, duy trì 5 lần một tuần có thể giảm nguy cơ mắc ung thư vú, ruột, cổ tử cung... Việc ăn nhiều trái cây, rau quả tươi góp phần bảo vệ sức khỏe, tránh ung thư miệng, cổ họng, dạ dày, phổi.

Ngọc Thi